Phân Bón Hữu Cơ Ami-Ami Đức Thịnh

Phân Bón Hữu Cơ Ami-Ami Đức Thịnh
Phân Bón Hữu Cơ Ami-Ami Đức Thịnh, phan bon ami-ami Duc Thinh

Thứ Năm, 22 tháng 10, 2015

Kinh Nghiệm Nuôi Lươn Không Bùn Của Một Hộ Gia Đình Ở Tân An

Mô hình nuôi lươn của ông Nguyễn Thành Trung, thường gọi là ông Chín Trung ở phường 6, thành phố Tân An đã được Trạm Khuyến nông thành phố Tân An chọn làm địa điểm để bà con nông dân đến tham quan và học tập kinh nghiệm.



Ông Chín Trung đầu tư xây dựng 24 bể nuôi lươn. Mỗi bể có kích thước 2 x 4 (m) đủ để thả nuôi khoảng 100 kg lươn giống. Để tạo nơi trú ẩn cho lươn, mỗi bể ông Chín Trung lót 3 tấm vỉ tre chồng lên nhau, khoảng cách giữa mỗi tấm vỉ tre là 10 cm. Mực nước trong bể được giữ ở mức 30-40cm. Tất cả các bể đều có hệ thống cấp, thoát nước đầy đủ. Ông Chín Trung cho biết: “Lươn giống được ông chọn mua từ Cam-pu-chia, kích cỡ 20-25 con/kg. Thức ăn cho lươn chủ yếu là cá biển tươi được xay nhuyễn. Khi cho lươn ăn cần bổ sung thêm men tiêu hóa để lươn dễ hấp thu thức ăn. Mỗi ngày, chỉ cần cho lươn ăn 1 lần, định kỳ 1-2 ngày thay nước 1 lần. Lươn phát triển tương đối tốt nếu mua được nguồn giống chất lượng. Lươn hầu như không bị bệnh, nếu có thường chỉ là bệnh ngoài da hoặc đường tiêu hóa nhưng rất dễ điều trị”.

Khi đến tham quan, bà con nông dân đã được ông Chín Trung chia sẻ một số kiến thức cơ bản về tập tính của lươn, giới thiệu về quy trình, kỹ thuật trong việc nuôi lươn như: việc xây dựng chuồng trại, vệ sinh, cách chăm sóc, thức ăn, cách thức cho ăn, thay nước… Với nguồn giống tốt và chăm sóc đầy đủ có thể thu hoạch lươn sau khi nuôi khoảng 4-5 tháng, lúc này trọng lượng có thể  đạt khoảng 3 con/kg. Với giá dao động từ 110.000 – 150.000 đồng/kg, tỷ suất lợi nhuận đạt khoảng 50% so với vốn đầu tư ban đầu. Ông Chín Trung khuyến cáo bà con mới nuôi thì chỉ nên nuôi 1-2 bể với mật độ thưa khoảng 40-50 kg lươn giống cho mỗi bể để tự có kinh nghiệm rồi phát triển dần lên.


Qua tham quan thực tế cho thấy mô hình nuôi lươn không bùn mang lại hiệu quả kinh tế khá tốt nếu có nguồn giống tốt và chăm sóc lươn đúng kỹ thuật. Hy vọng sau đợt tham quan, bà con nông dân của thành phố Tân An học tập được nhiều vấn đề cần thiết để có thể nuôi lươn như một trong những đối tượng thủy sản có nhiều triển vọng phát triển phù hợp với các xã ngoại vi thành phố Tân An theo định hướng phát triển nông nghiệp ven đô./.


Nuôi Hươu, Nai Lấy Nhung Dễ Làm, Lợi Nhuận Cao

Từ 8 con hươu nuôi ban đầu năm 2004, đến nay, anh Trần Văn Phước ở thị trấn Tân Phú, huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước đã gây dựng được đàn hươu, nai hơn 70 con. Đây là hộ nuôi hươu, nai lớn nhất tỉnh, thu hút sự quan tâm của nhiều bà con trong vùng đến tham quan, học tập.


Trại nuôi hươu của anh Phước đã lên đến trên 70 con, với 13 con nai, còn lại là hươu

Năm 2004, anh Phước về quê hương Hà Tĩnh đưa 8 con hươu vào Bình Phước nuôi thử nghiệm tại thị trấn Tân Phú, huyện Đồng Phú trên diện tích gần 10 ha. Lúc đầu đàn hươu chưa thích nghi với khí hậu ở Bình Phước nên rất khó khăn cho việc chăm sóc, nuôi dưỡng. Vừa nuôi, vừa tìm tòi, học hỏi, dần dần anh Phước đã nắm bắt được những kinh nghiệm nuôi phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng ở Bình Phước. Đến nay, đàn hươu, nai của gia đình anh đã sinh trưởng, phát triển tốt. Theo anh, hươu, nai vốn là động vật hoang dã, có sức đề kháng cao, vì vậy rất dễ chăm sóc, nuôi dưỡng. Hươu rất sạch, không ăn các loại thức ăn bẩn, ôi thiu nên chúng ít bị bệnh, thỉnh thoảng mới bị các loại bệnh thông thường như: sình bụng, ỉa chảy, ký sinh trùng, chỉ cần điều trị như các loại gia súc khác.

Tuy nhiên, không vì thế mà chủ quan, hàng tuần vẫn phải vệ sinh chuồng trại và tiêm phòng bệnh theo định kỳ. Thức ăn của hươu, nai chủ yếu là cỏ và các loại lá, củ, quả có sẵn trong vườn (một ngày cho ăn 3 bữa). Anh Phước đã tận dụng hết diện tích đất của gia đình để trồng mít, cỏ voi, chuối, sung, đu đủ… được bón bằng chính phân của hươu, nai.

Ông Trần Mạnh Tường – cha đẻ anh Phước, người có kinh nghiệm lâu năm trong nghề nuôi hươu, nai cho biết thêm: “Hươu, nai có thể ăn được cả trái điều – loại trái chứa nhiều hàm lượng chất dinh dưỡng rất cần thiết cho chúng vào mùa cắt nhung.

Một con hươu trưởng thành ăn khoảng 5 kg cỏ hoặc lá/ngày và nai là 10 kg/ngày. Vào mùa cắt nhung, cần cho hươu, nai ăn thêm tinh bột và những lá cây có nhiều nhựa như sung, mít, đu đủ… thì chất lượng nhung sẽ tốt. Chuồng trại để nuôi hươu, nai tương đối đơn giản, mỗi con chỉ cần diện tích vài mét vuông, xung quanh được quây bằng lưới B.40, lợp tôn”.

Sau 2 năm nuôi, hươu và nai đực bắt đầu ra sừng, còn gọi là nhung. Trước Tết Nguyên Đán một tháng, người nuôi có thể cắt nhung và thời gian cắt kéo dài đến tháng hai, tháng ba âm lịch. Mỗi cặp nhung hươu nặng khoảng từ 0,4 – 0,6 kg, nai khoảng 1 – 1,6 kg, nếu được ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, biết thúc vào thời điểm gần cắt, có cặp nhung nặng đến 2 kg. Bình quân mỗi năm có thể cắt nhung từ một đến hai lần ở mỗi con. Nhiều con hươu sau khi cắt vài tháng lại mọc thêm nhung, gọi là nhung tái sinh, mỗi cặp chỉ hai ba lạng, giá rẻ hơn nhung cắt ban đầu. Khi cắt nhung phải dùng dụng cụ sắc như cưa đã được khử trùng cẩn thận. Cắt xong phải tiến hành cầm máu nhanh bằng các loại thuốc lá để tránh mất sức cho hươu, nai. Sau đó cho hươu, nai ăn nhiều hơn ngày thường, bổ sung tinh bột để chúng nhanh hồi sức. Nếu chăm sóc tốt, hươu, nai có thể cho nhung đến hơn 20 năm. Hiện tại, nhu cầu nhung hươu, nai trên thị trường là rất lớn, cung không đủ cầu, với giá bán bình quân khoảng 1 triệu đồng/100 g nhung hươu và 750.000 đồng/100 g nhung nai.

Không chỉ lấy nhung, anh Phước còn nuôi thêm hươu, nai cái để sinh sản, nhân đàn. Mỗi năm, hươu sinh sản một lần và nai 3 năm sinh sản 2 lần. Trên thị trường, một con hươu giống từ 4 – 6 tháng tuổi có giá khoảng 4 – 6 triệu đồng và 12 – 13 triệu đồng/ con nai giống. Từ 8 con giống mua từ Hà Tĩnh vào đến nay trại nuôi của anh Phước đã lên đến trên 70 con, với 13 con nai, còn lại là hươu lớn nhỏ. Xét về hiệu quả kinh tế, anh Phước cho rằng, nên phát triển đàn nai vì cho nguồn thu nhập ổn định, nhất là thịt nai đang được bán với giá rất cao, thị trường luôn khan hiếm, cung không đủ cầu. Nguồn vốn đầu tư ban đầu để nuôi hươu, nai có thể lớn hơn trồng cao su, nhưng về lâu dài lợi nhuận mang lại là cao hơn và có nguồn thu nhập ổn định vì ít bị biến động bởi thị trường giá cả. Mô hình nuôi hươu, nai lấy lộc nhung của gia đình anh Phước hiện được nhiều người dân trong, ngoài tỉnh biết và tìm đến học tập■

- ÐỨC THINH Ðại Lý Cấp 1 Của Cty AJNOMOTO VI?T NAM Tại Bình Phước 
Ð/c: tân Liên Tân Phú Ðồng Phu Bình Phước. 
hotfile: 0968 045 346 - 0937 599 909




Mì Tăng Giá - Mừng Và Lo

Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, từ đầu năm đến nay, hầu hết các mặt hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam đều suy giảm. Chỉ riêng xuất khẩu mì lại tăng vọt. Cụ thể, khối lượng xuất khẩu mì và các sản phẩm từ mì của cả nước trong tháng 9 vừa qua ước tính đạt 235 ngàn tấn, tăng hơn 22% so với tháng 8. Nhờ đó, trong 9 tháng của năm nay, cả nước đã xuất khẩu mì đạt 3,7 triệu tấn với kim ngạch 1,03 tỷ USD, tăng 28,4% về lượng và tăng 24,3% về giá trị so với cùng kỳ năm 2014.


Mì Tăng Giá - Mừng Và Lo
Mì Tăng Giá - Mừng Và Lo


Với nhiều hộ nông dân ở Bình Phước, mì được xem là cây trồng xen canh, “lấy ngắn nuôi dài” và cũng là cây làm giàu cho nhiều gia đình. Thế nhưng vào thời điểm cuối năm 2014, giá mì tươi trên địa bàn tỉnh giảm tận đáy và giá mì tại vườn chỉ còn khoảng 1.350 đồng/kg. Nếu trừ công nhổ, chi phí vật tư, công chăm sóc thì người trồng mì chẳng có lãi mà còn lỗ nặng. Chính vì giá mì giảm liên tục trong nhiều năm nên diện tích trồng mì trên địa bàn tỉnh cũng giảm nhanh chóng. Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, vào năm 2009, toàn tỉnh có hơn 26 ngàn ha, nhưng đến cuối năm 2014, diện tích trồng mì chỉ còn khoảng hơn 16.000 ha. Đồng Phú là địa bàn có diện tích trồng mì lớn nhất của tỉnh, nhưng hiện chỉ còn khoảng 6.000 ha. Nguyên nhân giảm diện tích là do các vườn cây cao su, điều khép tán không thể trồng xen... Nhưng nguyên nhân chính là do giá mì xuống quá thấp nên nhiều hộ nông dân chuyển đổi sang trồng các loại cây khác.


Tuy nhiên, bước sang năm 2015, giá mì trên thị trường thế giới đã có nhiều thay đổi và sản lượng mì xuất khẩu của Việt Nam đã tăng vọt. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong 3 quý vừa qua, Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu chính là mặt hàng mì, chiếm 89,17% thị phần, tăng 37,1% về khối lượng và tăng 33,03% về giá trị so với cùng kỳ năm 2014. Thị phần thị trường khác đều nhỏ hơn 2%. Các thị trường có tốc độ tăng trưởng mạnh nhất là: Nhật Bản tăng 72,29% về khối lượng và tăng 84,45% về giá trị; Đài Loan (Trung Quốc) tăng 46% về khối lượng và tăng 43,51% về giá trị.

Trước tình hình khả quan về xuất khẩu mì và các sản phẩm từ mì hiện nay, Hiệp hội Sắn (mì) Việt Nam đã đưa ra dự báo cả năm 2015, xuất khẩu mì của cả nước sẽ đạt khoảng 1,5 tỷ USD. Giá xuất khẩu mì hiện trung bình khoảng 420 - 430 USD/tấn và nhu cầu tương đối ổn định. Trong đó, giá mì lát của các doanh nghiệp phổ biến ở mức 225 - 232 USD/tấn, quy đổi ra VND khoảng 5.000 - 5.100 đồng/kg. Giá xuất khẩu mì lát biên mậu qua cửa khẩu Móng Cái (Quảng Ninh) dao động từ 2.730 - 2.750 nhân dân tệ/tấn cho tinh bột loại 1. Và với mức giá nguyên liệu mì hiện nay, giá thành của sản phẩm tinh bột mì vào khoảng 8.000 - 8.900 đồng/kg. Hiện các doanh nghiệp nước ta đang chào bán tinh bột mì với giá khoảng 9.000 - 9.500 đồng/kg.

Một trong những nguyên nhân giúp giá mì tăng là ngày 4-9, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 141/2015/TT-BTC và chỉ đạo dừng thực hiện Thông tư số 63/2015/TT-BTC ngày 6-5-2015 về việc sửa đổi mức thuế mì. Tức là mức thuế xuất khẩu mặt hàng mì lát từ 5% đã được đưa về mức cũ là 0% và áp dụng từ ngày 5-9-2015 cho đến khi có văn bản mới. Và chính sách này đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mở rộng sản xuất, chế biến. Và giá xuất khẩu mì tăng đã đưa giá mì tươi tăng theo và đây thực sự là niềm vui của người trồng mì. Nhưng bên cạnh đó là những nỗi lo của các nhà quản lý.
... Nỗi lo của các nhà quản lý

Mì Tăng Giá - Mừng Và Lo
Nỗi lo của các nhà quản lý
Theo đánh giá của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, mặc dù vụ thu hoạch mì mới được bắt đầu nhưng nguồn cung không đủ cho tiêu thụ nội địa và xuất khẩu. Giá mì xuất kho tăng mạnh lên đến mức 4.900 đồng/kg. Ở các tỉnh Tây Nam bộ, nhiều công ty chế biến thức ăn chăn nuôi thủy sản phải thu mua mì với giá 5.300 đồng/kg. Hiện nay, ở một số huyện, thị xã trong tỉnh có nhiều hộ đã và đang thu hoạch mì. So với thời điểm năm trước, năm nay giá mì khô từ 3.800 - 3.900 đồng/kg. Với giá này, trừ chi phí thì người trồng lời khoảng 17 - 24 triệu đồng/ha. Khi người trồng mì phấn khởi vì có lãi thì nhà quản lý lại lo về những hệ lụy khi nông dân mở rộng diện tích trồng mì ồ ạt. Theo số liệu công bố mới nhất của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, diện tích trồng mì của cả nước tính đến ngày 15-8-2015 đạt 469,3 ngàn ha, tăng 4,4% so với cùng kỳ năm 2014.


Người trồng mì vui khi giá đã tăng trở lại

Mì Tăng Giá - Mừng Và Lo
Người Trồng Mì Vui Giá Cao Và Đạt Năng Xuất  

Đề Án Phát Triển Ngành Điều Bền Vững Giai Đoạn 2016 - 2020




Là cây trồng chủ lực của tỉnh Bình Phước nhưng những năm gần đây, diện tích điều của tỉnh thu hẹp rất nhanh. Do biến đổi khí hậu dẫn tới sâu bệnh, năng suất thấp, giá cả không ổn định, khó cạnh tranh với các loại cây lâu năm khác nên nhiều hộ đã chặt điều chuyển sang trồng hồ tiêu, cao su, cây ăn trái. Theo thống kê từ ngành nông nghiệp, chỉ tính từ năm 2010 - 2014, diện tích điều trên địa bàn tỉnh đã giảm 13.498 ha và vẫn tiếp tục giảm trong năm 2015.



Theo số liệu từ Sở Công thương, năm 2014 sản lượng điều của tỉnh là 191.734 tấn, ước tính năm 2015 đạt khoảng trên 190.300 tấn. Trong khi đó, trên địa bàn tỉnh có tới 273 doanh nghiệp, cơ sở chế biến hạt điều, trong đó có 40 doanh nghiệp lớn với công suất thiết kế 200 ngàn tấn/năm; 233 cơ sở sản xuất nhỏ lẻ theo thời vụ.

Trước tình trạng nhiều cơ sở chế biến trộn lẫn điều nhập khẩu với điều địa phương để xất khẩu, làm ảnh hưởng đến chất lượng, giảm uy tín, thương hiệu điều Bình Phước, thời gian qua, UBND tỉnh thường xuyên chỉ đạo các ban, ngành liên quan và UBND các huyện, thị xã tăng cường kiểm tra, quản lý đối với hoạt động thu mua nông sản nói chung và ngành điều nói riêng. Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã có những định hướng chiến lược phát triển ngành điều phù hợp nhằm khai thác tối đa lợi thế xuất khẩu mặt hàng này.

Nếu hoạt động hết công suất, ước trung bình mỗi năm ngành chế biến điều của tỉnh cần nguồn nguyên liệu khoảng 500 ngàn tấn. Do vậy sản lượng điều trong tỉnh chỉ đáp ứng một phần công suất chế biến của các nhà máy, cơ sở sản xuất nên các doanh nghiệp phải nhập khẩu hạt điều thô để chế biến, xuất khẩu. Năm 2014, lượng điều thô nhập về Bình Phước là 10.019 tấn và 9 tháng đầu năm 2015 là 13.239 tấn.

Với quan điểm phát triển ngành điều bền vững theo hướng hiện đại, đồng bộ, sản xuất hàng hóa lớn với các sản phẩm đa dạng, có chất lượng, mang lại giá trị cao cho người trồng điều và doanh nghiệp, UBND tỉnh đã chỉ đạo các ngành chức năng xây dựng và triển khai nhiều nhóm giải pháp. Từ việc nghiên cứu chọn giống, nâng cao năng suất, chất lượng vườn điều, tăng cường liên kết giữa người trồng điều với các doanh nghiệp, xây dựng vùng nguyên liệu điều... đến việc quy hoạch và sắp xếp lại các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu điều theo hướng nâng cao năng lực cạnh tranh, đổi mới công nghệ chế biến nhằm đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu. Ngành nông nghiệp đã thực hiện quy hoạch ngành điều nhằm xác định các vùng có lợi thế về cây điều và không có cây trồng khác hiệu quả hơn để người dân cân nhắc trong việc lựa chọn cây trồng. Mặt khác, bằng hoạt động khuyến nông, ngành nông nghiệp đã triển khai nhiều mô hình trồng xen như trồng ca cao, trồng gừng, nuôi gà thả vườn dưới tán điều... nhằm nâng cao thu nhập trên một đơn vị diện tích, giúp người dân vững tin hơn với cây điều.


Để ngành điều phát triển bền vững trong những năm tới, UBND tỉnh đã thành lập Ban chỉ đạo phát triển điều bền vững do Phó chủ tịch UBND phụ trách khối kinh tế nông nghiệp làm trưởng ban; Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm phó ban thường trực. Ban chỉ đạo có nhiệm vụ nghiên cứu, đề xuất Chủ tịch UBND tỉnh những chủ trương, giải pháp, cơ chế, chính sách phù hợp nhằm phát triển ngành điều bền vững. Hiện Ban chỉ đạo đang giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng Đề án phát triển ngành điều bền vững giai đoạn 2016 - 2020 và sẽ báo cáo UBND tỉnh trong quý 4/2015. Khi đề án được phê duyệt và triển khai thực hiện sẽ mở ra nhiều cơ hội đối với người trồng điều và doanh nghiệp chế biến điều trên địa bàn tỉnh.

- ĐỨC THINH Đại Lý Cấp 1 Của Cty AJNOMOTO VIỆT NAM Tại Bình Phước 
Đ/c: tân Liên Tân Phú Đồng Phu Bình Phước. 
hotfile: 0968 045 346 - 0937 599 909


Tag: 

Thứ Hai, 5 tháng 10, 2015

ĐẠI LÝ PHÂN BÓN HỮU CƠ AMI-AMI ĐỨC THỊNH


ĐẠI LÝ PHÂN BÓN HỮU CƠ AMI-AMI ĐỨC THỊNH



ĐỨC THỊNH Địa Lý Phân Phối Độc Quyền Cấp 1 Của Cty Ajnomoto Việt Nam Tại Đồng Phú Bình Phước
Nhận cung cấp phân hữu cơ dạng lọng số lượng lớn cho tất cả các đông điền cao su trang trại từ tây nguyên cho đến cá tỉnh miền tây vơi sô lương cao. Nhưng chung tôi cũng cung cấp cho các hộ nông dân với diện tích vừa và nhỏ. Chung đôi luôn đản bảo uy tín chất lượng là hàng đầu .

hotline: 0937599909 mr tuấn. 01695826747 mrs: hóa.
 Phương châm của chúng tôi là:

LỢI NHUẬN CỦA KHÁCH HÀNG LÀ UY TÍN CỦA CHÚNG TÔI




Phân Bón  HCSH AMI-AMI®
Tại Việt Nam, Ajinomoto Việt Nam là công ty đầu tiên sử dụng công nghệ lên men vi sinh hiện đại của Nhật Bản để sản xuất ra phân bón sinh học dạng lỏng AMI-AMI® từ nguồn nguyên liệu thiên nhiên là mật mía và tinh bột khoai mì. Thành phẩm phân bón sinh học dạng lỏng AMI – AMI® chứa nhiều đạm vi sinh và thành phần khoáng vi lượng trung hòa, giúp cây trồng phát triển mạnh, tăng năng suất và cải tạo đất.

Không chỉ ở Việt Nam, phân bón sinh học AMI-AMI® đã được Tập đoàn Ajinomoto sản xuất và tiêu thụ ở nhiều quốc gia như: Mỹ, Pháp, Brazil, Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Philippines,…

Thành phần

Thành phần     Hàm lượng
N         4,0 ~ 5,0 %
P2O5   0,1 ~ 0,4 %
K2O    0,5 ~ 0,8 %
Chất hữu cơ    ≥ 23 %
Tỷ trọng          1,1 ~ 1,25
pH       5 ~ 7
Tổng các chất sinh học
(axit amin)       ≥ 2 %
Công dụng

• Sử dụng cho nhiều loại cây trồng cạn: mía, mì, cao su… và trên cây lúa nước.
• Giúp cây trồng đẻ nhiều nhánh, nở bụi, mập gié, bộ rễ phát triển mạnh, chống nghẹn rễ
• Giúp lá xanh dày, chống lốp đổ, bông trổ thót đều và tập trung
• Thúc đẩy hệ vi sinh vật đất phát triển, cải tạo đất, tăng hàm lượng mùn.
• Tiết kiệm chi phí sản xuất, sinh thái được bền vững.